Tem nhãn là một miếng nhỏ được làm từ các loại chất liệu khác nhau, gắn trên mỗi sản phẩm để đưa ra các thông tin về sản phẩm đó. Hiện nay, tem nhãn không chỉ được sử dụng như một cách để đưa thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng mà còn được sử dụng như một cách quảng bá, truyền thông của một doanh nghiệp. Đối với sản phẩm khác nhau, tem nhãn sẽ được thiết kế, sử dụng những chất liệu khác nhau.
Vai trò của tem nhãn trong kinh doanh
Ngày nay, rất nhiều sản phẩm được đóng gói với bao bì in sẵn thông tin. Tuy nhiên, tem nhãn vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh. Không thể phủ nhận chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Thế nhưng thiết kế bao bì ra sao cũng ảnh hưởng rất lớn tới mức tiêu thụ sản phẩm, doanh số bán hàng.
Đối với đơn vị sản xuất
Tem nhãn là gì? Tại sao các đơn vị sản xuất đặc biệt chú trọng tới khâu thiết kế và in tem nhãn sản phẩm? Lý do là nó giúp nhà sản xuất quản lý sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Thiết kế tem nhãn ấn tượng là một công cụ marketing hữu ích giúp sản phẩm tạo được sức hút với khách hàng. Từ đó đẩy nhanh tiêu thụ, mang lại lợi nhuận và doanh thu lớn.
Đối với người tiêu dùng
Thông qua tem nhãn người tiêu dùng sẽ nắm bắt được các thông tin chính về sản phẩm như công dụng, thành phần, cách dùng,… Bên cạnh đó, nó cũng đóng vai trò như bộ “nhận diện thương hiệu”, giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của các hãng khác nhau. Dựa vào nội dung trên tem nhãn người dùng sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Phân loại tem nhãn
In tem nhãn là gì? Có mấy loại tem nhãn thông dụng? Trên thị trường hiện nay lưu hành rất nhiều loại tem nhãn sản phẩm. Để phân biệt cần dựa theo các tiêu chí cụ thể như sau:
Phân theo vị trí
- Tem nhãn chính: Dán chính trên các mặt hàng, nội dung tem cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm tới người dùng.
- Tem nhãn phụ: Thường dùng chi sản phẩm nhập khẩu với thông tin đã được dịch sang tiếng Việt.
- Tem nhãn bảo hành, chống hàng giả: Cam kết bảo hành sản phẩm, dạng tem dán
Phân loại theo hình dạng
- Tem hình vuông/ chữ nhật: Nội dung thường ghi thành phần sản phẩm hoặc thông số kỹ thuật.
- Tem tròn: Loại tem dùng in logo sản phẩm, thông tin liên hệ trên những sản phẩm kích thước nhỏ.
- Tem giọt lệ: Dùng phổ biến ở các loại sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm,…
- Tem hình elip: Đa phần dùng in loại tem vỡ bảo hành.
Phân theo chất liệu in tem nhãn
- Tem nhãn decal giấy: Là loại thông dụng, giá thành rẻ. Mặt giữa cán keo, mặt sau tem là lớp silicon chống dính. Được dùng cho các sản phẩm như bánh kẹo, mỹ phẩm,…
- Tem nhãn decal nhựa PVC: Nổi bật với độ dẻo, bám dính tốt. Gồm decal nhựa dẻo (in trên sản phẩm đóng dạng chai, lọ); decal PVC trắng sữa (thường in trên sản phẩm có tính lỏng).
- Tem nhựa trong: Có thể nhìn xuyên thấu, rõ ràng thông tin, thường dùng cho sản phẩm ngành dược, thực phẩm,…
- Tem decal nhũ bạc: Loại tem dán trên thiết bị điện tử.
- Tem nhãn decal vỡ: Được dùng làm tem chống hàng giả, bảo hành để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm.
- Tem nhãn decal 7 màu: Đặc biệt được ưa chuộng, giúp người tiêu dùng phân biệt hàng thật/giả, tăng tính thẩm mỹ.
- Tem nhãn decal Kraft: Vẻ ngoài đậm chất cổ điển. Thường dán trên các sản phẩm như đồ handmade, túi xách,…
Công nghệ in tem nhãn sản phẩm
Tìm hiểu tem nhãn là gì thì không thể bỏ qua công nghệ in ra sản phẩm này. Để đảm bảo chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế của các đơn vị sản xuất, hiện nay các loại tem nhãn chủ yếu được in bằng 2 công nghệ sau:
- Công nghệ in offset: Là công nghệ hiện đại hàng đầu, nổi bật với lượng bản in cực lớn. Tem nhãn in bằng công nghệ in offset cho độ sắc nét cao, lên màu chuẩn. Thêm nữa nó có thể in trên đa dạng chất liệu.
- In kỹ thuật số: Tốc độ in nhanh, màu in chân thực. Cho phép kiểm soát lượng in cũng như chỉnh sửa, đổi nội dung bản in.