Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hiđro không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn (papier-mâché). Trên nguyên tắc giấy được sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay trong thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc.
Trong ngành công nghiệp in ấn thì giấy là chất liệu vô cùng quan trọng, giấy ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc, hình ảnh. Tùy vào sản phẩm in ấn dùng vào mục đích gì để có sự lựa chọn giấy phù hợp nhất, để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chúng ta đã biết con người từng phải đối mặt với cuộc “khủng hoảng nguyên liệu giấy”. Khi nhu cầu sử dụng giấy tăng lên cũng như sự phát triển của ngành công nghệ in ấn. Nhưng số lượng sợi bông sản xuất được lại có hạn. Gỗ chính là vị cứu tinh của giấy. Khi tìm ra gỗ, con người cũng đồng thời tìm ra sợi cellulose, đây là một loại chất có trong gỗ và rơm rạ. Nói chung cái gì có sợi cellulose là có thể là nguyên liệu sản xuất giấy. Nhưng không phải vật liệu nào cũng có thể làm giấy tốt được, những loại gỗ dưới đây thường được dùng để làm giấy chất lượng cao.
- Vân sam
- Linh sam
- Thông
- Thông rụng lá
- Sồi
- Dương
- Cáng lò (Cây bulô)
- Bạch đàn (Cây khuynh diệp)
Ngoài gỗ hay các loại thực vật có chứa sợi cellulose thì giấy cũ cũng là một nguyên liệu chính để sản xuất giấy hiện nay.
Quy trình sản xuất giấy công nghiệp.
1. Làm bột gỗ. Bột gỗ sẽ được được tạo ra từ 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.
Xử lý cơ học:
Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài.
Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMPhay “bột nhiệt cơ”, chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền.
Xử lý hóa học
Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose.
Sau khi nấu xong, bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Phương pháp tẩy trắng có 2 loại, một loại có clo và một loại chất tẩy trắng không có clo. Nhưng do chất clo gây ô nhiễm môi trường nên dù cho chất tẩy trắng không có Clo có khả năng tẩy trắng thấp hơn, nhưng vẫn được sử dụng ngày càng nhiều.
Xem thêm: in sách Thanh Hóa giá rẻ chất lượng cao.
2. Xử lý bột gỗ trước khi dùng để sản xuất giấy.
Bột giấy được nghiền trong các máy nghiền trước khi đưa qua máy giấy. Bên trong máy nghiền dung dịch bột giấy đậm đặc chảy qua giữa một trục lăn có dao và các dao gắn cố định. Sợi sẽ được cắt hay ép tùy theo các điều chỉnh dao.
Thêm chất độn, phụ gia: Ngoài sợi cellulose ra bột giấy còn được trộn thêm đến 30% các chất độn:Cao lanh (China clay), Tinh bột, Blanc fixe, Điôxít titan, Phấn… Các loại chất này sẽ quyết định độ mờ trong, độ đục của giấy. Độ bóng, mịn của giấy cũng do giai đoạn này quyết định. Những loại giấy couche, giấy bristol( loại giấy in brochure, catalogue, menu…), loại giấy này bóng hơn so với các loại giấy khác là nhờ được trộn nhiều tinh bột hơn.
3. Giai đoạn kéo giấy.
Giấy được tạo thành tấm trên máy kéo giấy. Dung dịch bột giấy,sau khi được làm sạch nhiều lần chảy lên mặt lưới. Trên lưới này phần lớn nước chảy thoát đi và cấu trúc của tờ giấy bắt đầu thành hình. Bên dưới lưới có đặt máy hút nước để giúp thoát nước. Giấy sản xuất công nghiệp có hai mặt: mặt lưới và mặt láng, các sợi giấy hầu như đều hướng về một chiều: chiều chạy của lưới. Sau đó giấy được ép rồi đưa qua phần sấy tiếp theo là được ép và cuộn tròn.
Các loại giấy sử dụng trong in ấn tại thị trường Việt Nam
- Giấy in báo, là loại giấy không tráng có định lượng từ 40 đến 50 gsm.
- Giấy không tráng: Giấy couche, giấy bristol, giấy ford, giấy duplex là những loại thường được dùng trong in ấn như: in catalogue, in brochure, in menu, in card visit… Có định lượng từ 70gsm đến 500gsm.
Xem thêm: in hóa đơn GTGT tại Thanh Hóa giá rẻ chất lượng cao.
- Giấy tái chế: Khi công nghệ kraft ra đời, sự xuất hiện của giấy kraft đã cho thêm người tiêu dùng, có thêm sự lựa chọn về loại giấy in. Giấy kraft thường được dùng để làm túi giấy, bao thư các loại, thậm chí còn có cả brochure, card visit giấy kraft nữa.
- Giấy mỹ thuật có vân: Đây là loại giấy đã được làm nhăn, để tạo những làn sóng đẹp. Đây là loại giấy ưa thích để in card visit.
- Giấy đã sunphua hoá, giấy không thấm mỡ, giấy can và giấy bóng kính, các giấy bóng trong và giấy bóng mờ khác, dạng cuộn hoặc tờ. Những loại này không thể in, nhưng loại được sử dụng để cán màng bảo vệ cho các sản phẩm in ấn.
- Giấy thấm nước: Hiện tại giấy thấm nước chủ yếu được nhập từ Từ Điển. Ứng dụng của giấy này rất nhiều, đặc biệt trong việc làm đế lót ly.
- Giấy carton: Đây là loại giấy có bề mặt thô giống giấy kraft nhưng bên trong dầy hơn và rỗng. Thường dùng để làm các thùng chứa hàng. Hiện tại giấy carton còn được ứng dụng để làm các loại bìa menu hay còn được gọi là menu carton.
Dù là giấy làm từ gỗ hay giấy nhân tạo thì đều có lợi ích khác nhau, dùng vào mục đich khác nhau. Vì vậy mà tuỳ vào sản phẩm cần làm là gì từ đó sẽ chọn được loại giấy phù hợp nhất. Bạn hãy yên tâm khi đến với In Nam Mỹ chúng tôi, mỗi sản phẩm của bạn trước khi in đều được chúng tôi ựa chọn chất iệu giấy phù hợp nhất, giúp bạn có sản phẩm ưng ý nhất.
Các dịch vụ in siêu nhanh:
- In Tem bảo hành (7 màu)
- In tem decal, tem vỡ
- In giấy mời, thiệp mời
- In phong bì, bao thư
- In phiếu thu, biểu mẫu.
- In tờ rơi, tờ gấp
- In hóa đơn
- in catalogue, kẹp file, giấy tiêu đề
Liên hệ ngay: 0237.866.8888 – 0913.668.996
Đ/c: 48 Minh Khai, P.Ba Đình, TP.Thanh Hoá.
FB: https://www.facebook.com/innammy24h/